Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng, mọi hoạt động kinh tế của Vùng Đông Nam bộ thời gian tới sẽ hướng về huyện Long Thành và khu vực Cái Mép – Thị Vải.
Tâm phát triển mới của Vùng Đông Nam bộ sẽ là khu vực Long Thành và Cái Mép. Mọi hoạt động kinh tế của vùng sẽ xoay quanh 2 tâm phát triển mới này.
Trong đó, tại 2 khu vực này, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Cảng biển Cái Mép – Thị Vải sẽ là 2 cực tăng trưởng mới của Vùng Đông Nam Bộ.
Sân bay Long Thành giai đoạn 1 đã chính thức khởi công xây dựng vào đầu năm 2021. Theo dự kiến, dự án sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác trong năm 2025.
Với công suất thiết kế phục vụ 25 triệu lượt hành khách cùng 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm ở giai đoạn 1 và 100 triệu lượt hành khách cùng 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm khi hoàn thành xây dựng toàn bộ, sân bay Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất cả nước trong tương lai. Với vị thế đó, sân bay Long Thành được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội không chỉ của Đồng Nai mà còn cho cả vùng Đông Nam bộ và cả nước nói chung.
Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Anh Tuấn cho rằng, dự án Sân bay Long Thành là một trong những mục tiêu đầu tư rất quan trọng nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh của cả nước nói chung, khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ và các tỉnh, thành phía Nam nói riêng. Sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy du lịch vùng và là cửa ngõ đưa khách du lịch quốc tế tới Việt Nam và khách du lịch Việt Nam tới quốc tế. Luồng lưu thông khách du lịch sẽ đem tới nguồn thu đáng kể cho các hoạt động thương mại, dịch vụ đi kèm.
Với vị thế đó, sân bay Long Thành được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội không chỉ của Đồng Nai mà còn cho cả vùng Đông Nam bộ và cả nước nói chung.
Mục tiêu này được đặt ra bởi sân bay Long Thành có lợi thế rất lớn về vị trí địa lý. Từ sân bay Long Thành, sẽ chỉ mất khoảng 3 giờ bay là có thể bay đến tất cả các nước Đông Nam Á, châu Á, kết nối Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Chính vì vậy, trong tương lai, sân bay Long Thành sẽ là “cửa ngõ” thu hút đầu tư, du lịch, nâng tầm Việt Nam trong khu vực và thế giới không chỉ kinh tế mà cả quốc phòng – an ninh.
Trong khi đó, theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) sẽ là 1 trong 2 cảng biển đặc biệt của cả nước. Cảng này có chức năng là cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế.
Hiện nay, Đồng Nai cũng đang nghiên cứu để phát triển mô hình thành phố sân bay nhằm mở rộng sự lan tỏa động lực phát triển từ dự án Sân bay Long Thành.
Trong khi đó, theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) sẽ là một trong 2 cảng biển đặc biệt của cả nước, có chức năng là cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế.
Chính vì vậy, đối với lĩnh vực cảng biển, hệ thống cảng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt là cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải được đánh giá sẽ trở thành trung tâm cảng biển của vùng Đông Nam bộ trong tương lai.
Sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy du lịch vùng và là cửa ngõ đưa khách du lịch quốc tế tới Việt Nam và khách du lịch Việt Nam tới quốc tế. Luồng lưu thông khách du lịch sẽ đem tới nguồn thu đáng kể cho các hoạt động thương mại, dịch vụ đi kèm, giúp phát triển kinh tế vùng, khu vực.
Về tiến độ xây dựng “siêu sân bay”, ông Đỗ Tất Bình, Phó Tổng giám đốc ACV cho biết hiện nay các nhà thầu đã đồng loạt triển khai nhiều gói thầu của dự án. Trong đó, gói thầu cọc móng nhà ga hành khách đã hoàn thành thi công.
Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, 2 dự án hạ tầng giao thông quan trọng của vùng Đông Nam bộ là đường vành đai 3 – TP.HCM và đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Đây là 2 dự án hạ tầng giao thông được kỳ vọng sẽ tạo ra sự đột phá phát triển cho cả vùng Đông Nam bộ và góp phần kết nối, lan tỏa động lực phát triển của “siêu” sân bay Long Thành và “siêu” cảng biển Cái Mép – Thị Vải trong tương lai.
Trên thực tế, việc đầu tư, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối chính là yêu cầu cấp bách để tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo bứt phá cho vùng Đông Nam bộ nói chung cũng như phát huy hết tiềm năng, lợi thế phát triển của 2 tâm phát triển mới của vùng là sân bay Long Thành và cảng biển Cái Mép – Thị Vải.
Để hiện thực hóa được mục tiêu đưa sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải trở thành động lực để phát triển của cả vùng Đông Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung, việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối giữa “siêu” sân bay và “siêu” cảng biển là yếu tố then chốt.