Đô thị sân bay

Long Thành là đô thị gắn kết với sân bay Long Thành, trở thành khu vực cửa ngõ của quốc gia đối với quốc tế. Là trung tâm dịch vụ hậu cần hỗ trợ sân bay Long Thành; trung tâm logistics, kho vận, công nghiệp đa ngành, công nghiệp, công nghệ cao của vùng Đông Nam Bộ.

Cùng với đó, đô thị Long Thành sẽ là trung tâm liên kết, đầu mối giao thông, vận tải đa phương thức đối với quốc gia, cực phát triển trọng điểm phía nam, vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Đồng Nai. Đây còn là khu vực quan trọng về an ninh, quốc phòng của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Đối với định hướng phát triển không gian đô thị Long Thành nghiên cứu mô hình phát triển, cấu trúc phù hợp với khai thác hiệu quả lợi thế của hệ thống hạ tầng khung của quốc gia và vùng, đặc biệt là sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc, đường sắt đô thị; tăng cường liên kết với các đô thị khác trong tỉnh Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ.

Mối quan hệ về không gian giữa đô thị Long Thành với các đô thị lân cận của tỉnh Đồng Nai và với các đô thị trọng điểm khác trong vùng Đông Nam Bộ, như: thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu),…

Về định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ và hiện đại; kết nối thuận tiện với hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia và cấp vùng; bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của khu vực; yêu cầu khai thác, vận hành, phát triển của sân bay Long Thành và tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

Cửa ngõ quốc tế

Đồng thời là đô thị gắn kết với sân bay Long Thành trở thành khu vực cửa ngõ của quốc gia đối với quốc tế, là trung tâm dịch vụ hậu cần hỗ trợ sân bay Long Thành, trung tâm logistics, kho vận, công nghiệp đa ngành, công nghiệp, công nghệ cao của vùng Đông Nam Bộ.