Trong báo cáo cuối kỳ quy hoạch tỉnh thời gian 2021-2030, Đô thị Long Thành được xác định có quy mô toàn huyện Long Thành, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, có diện tích tự nhiên là 43.079 ha , bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Long Thành và 14 xã: Bàu Cạn, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Long Đức, An Phước, Long Phước, Lộc An, Long An, Phước Bình, Phước Thái, Suối Trầu, Tân Hiệp, Tam An.

Cấu trúc không gian tổng thể lấy hạt nhân là sân bay Long Thành, hình thành các vành đai chức năng từ hạt nhân ra xung quanh. Với mức độ tiếp cận khác nhau hình thành 4 chức năng chính như sau:

Không gian tiếp giáp trực tiếp với sân bay Long Thành (mức độ 1): là khu vực chuyển tiếp giao thông công cộng, kho bãi, dịch vụ vận tải, MICE, du lịch…

Không gian tiếp giáp với sân bay Long Thành (mức độ 2): là khu vực trung tâm đô thị.

Không gian chịu ảnh hưởng của sân bay Long Thành (mức độ 3): hình thành các KCN và dân cư.

Không gian ít chịu tác động của sân bay (mức độ 4): phát triển không khu dân cư, nông nghiệp theo định hướng của địa phương.

Trong đó, đối với khu vực chính, tiếp giáp trực tiếp với sân Bay Long thành ở mức độ 1 được phân bố và định hướng như sau:

Khu vực 1: Tiếp giáp với Đông Nam sân bay Long Thành

Động lực: nằm tiếp giáp với cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu dự kiến vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp Biên Hòa; Cao Tốc Bến Lức – Long Thành vận chuyển hàng hóa Công Nghiệp và nông sản vùng Thành phố Hồ chí Minh; Tuyến 25C (theo QHC đô thị Nhơn trạch) kết nối trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm Nhơn Trạch trực tiếp với Sân Bay Long Thành thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách lõi TP. Hồ Chí Minh với sân bay.

Định hướng: phát triển không gian kho bãi, dịch vụ vận tải, khu tự do và miễn thuế hải quan, Khu nhà hàng bán lẻ đồ đặc sản, các điểm du lịch văn hóa, khách sạn nghỉ ngơi cho khách, dịch vụ hội nghị hội thảo, sân golf…

Khu vực 2: Tiếp phía Tây Bắc Sân bay Long Thành

Động lực: khu vực này dự kiến là một trong những cửa ngõ tiếp giáp với sân bay Long Thành.

Định hướng: khu tự do và miễn thuế hải quan, Khu nhà hàng bán lẻ đồ đặc sản, các điểm du lịch văn hóa, khách sạn nghỉ ngơi cho khách, khu văn phòng kinh doanh, dịch vụ hội nghị hội thảo…

Khu vực 3: Nằm giáp phía Đông Nam sân bay Long Thành

Định hướng: hình thành khu vực hậu cần hàng không

Khu vực 4: Nằm tiếp với phía Đông Bắc Sân Bay

Động lực: Tiếp giáp với đường vành đai 4 vùng Đông Nam Bộ tạo điều kiện kết nối với các tuyến cao tốc: Dầu Giây – Phan Thiết, Dầu Giây – Đà Lạt;

Định hướng: phát triển không gian kho bãi, dịch vụ vận tải.

Đối với khu vực tiếp giáp với sân bay Long Thành ở mức độ 2 là không gian các đô thị : đô thị Long Thành, đô thị Bình Sơn, trung Tâm Sông Nhạn. Đây là khu vực phát triển đô thị có sự phát triển gắn kết với sân bay Long Thành.

Đô thị Long Thành : mở rộng về phía Đông Nam dọc theo hành lang QL51 và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tạo ra cự ly hợp lý cho việc kết nối với với sân bay, từ đó thuận lợi cho phát triển các chức năng mới phục vụ sân bay: thương mại, dịch vụ…

Đô thị Bình Sơn : hình thành khu vực lõi kết kết nối trực tiếp với lối ra sân bay, hình thành trung tâm thương mại – dịch vụ – tài chính.

Trung tâm Sông Nhạn : hình thành trung tâm dịch vụ đô thị tại giao lộ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Vành đai 4.

TỔNG KẾT: