5 năm nữa là thời của thành phố sân bay Long Thành

Long Thành là địa phương được đánh giá giàu tiềm năng phát triển nhất của Đồng Nai bởi không chỉ là nơi xây dựng sân bay quốc tế Long Thành mà còn hội tụ nhiều dự án hạ tầng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo dự kiến đến 02/09/2026, sân bay quốc tế Long Thành sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên.

Thống kê cho thấy, hiện nay Long Thành có nhiều tuyến đường cao tốc và quốc lộ trọng điểm đi qua địa bàn. Trong đó, quốc lộ 51 là tuyến chính có vai trò kết nối liên tỉnh giúp lưu chuyển hàng hóa đi khắp các tỉnh thành Đông Nam Bộ và đến các cảng biển lớn để xuất khẩu ra thế giới.

Tuy nhiên, tuyến này đang quá tải nên Nhà nước đẩy mạnh phát triển một số dự án mới nhằm giảm áp lực giao thông cho cả khu vực. Nổi bật là kế hoạch xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vào năm 2021. Công trình này có tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km đi từ Biên Hòa đến thành phố biển Vũng Tàu, được thiết kế từ 4 – 6 làn xe, riêng đoạn kết nối trực tiếp sân bay Long Thành có đến 8 làn xe.

.

Bên cạnh đó, Long Thành còn chuẩn bị cho sự phát triển toàn phần của đại lộ Bắc Sơn – Long Thành với quy mô rộng 60m, 4 làn xe thông thoáng. Đây là trục phát triển thương mại – dịch vụ cao cấp xuyên suốt từ Biên Hòa đến sân bay quốc tế Long Thành.

Sau khi hoàn thành, công trình này cùng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ trở thành hai trục kinh tế động lực song song với quốc lộ 51, đồng thời gia tăng tính kết nối cho sân bay quốc tế Long Thành và phục vụ chiến lược phát triển thành phố sân bay.

Ngoài ra, Long Thành đang đón hàng loạt công trình giao thông khác như đường vành đai 3, vành đai 4 và cao tốc Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Liên Khương, metro sân bay Tân Sơn Nhất – sân bay Long Thành; các tuyến đường sắt.

Như vậy, cùng với sân bay Long Thành, tất cả các công trình này sẽ tạo ra hệ thống giao thông vận tải đột phá, góp phần tạo sự phát triển của thị trường bất động sản Long Thành.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nhìn nhận: “Ở Việt Nam, nếu có một đô thị nào mới và lớn trong 50 năm nữa thì chỉ có thể là Long Thành. Đây chính là một thành phố mới của Việt Nam”. Theo ông, sở dĩ tiềm năng của Long Thành được đánh giá như vậy vì không còn nơi nào ở Việt Nam còn đất, có vị trí đẹp, có nhiều thuận lợi về hạ tầng, vị trí như Long Thành. Quốc hội cũng đã cân nhắc rất kỹ về việc phát triển Long Thành với các tiềm năng để có thể phát triển tầm cỡ với khu vực. Đây chính là một “thành phố mới” của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Long Thành còn chuẩn bị cho sự phát triển toàn phần của đại lộ Bắc Sơn – Long Thành với quy mô rộng 60m, 4 làn xe thông thoáng. Đây là trục phát triển thương mại – dịch vụ cao cấp xuyên suốt từ Biên Hòa đến sân bay quốc tế Long Thành.

Ông Nghĩa phân tích, Long Thành là một thành phố của nhiều tiềm năng song lại đặt ở trong khu vực phát triển nông nghiệp. Qua đó, chuyên gia đặt vấn đề Chính phủ, Trung ương cần có những quy hoạch dài hạn cho khu vực này. Thêm nữa, tiềm năng phát triển Long Thành cần phải nhìn dài hạn. Hiện có 18,7 tỷ USD đổ vào dự án Long Thành, nhưng ông cho rằng vậy là chưa đủ.

“Long Thành có lẽ phải cần đến 30 tỷ USD bởi khu vực này rồi sẽ thu hút dân cư đến sống, sẽ đòi hỏi phải phát triển lâu dài với các công trình gắn với sự phát triển về nhà ở, logistics…”, vị chuyên gia nói.

TS. Lê Xuân Nghĩa cũng dẫn ý kiến cho rằng, TP.HCM tương lai có thể phải di chuyển 1/3 dân cư và có nghĩa là về lâu dài, cơ cấu lại dân số tại TP.HCM sẽ không còn nơi nào khác có thể di chuyển tới ngoài Long Thành. Qua đó, nơi này sẽ trở thành khu vực liên tỉnh, liên vùng gắn chặt với TP.HCM.

Còn theo chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh, dù đến ngày 11/5/2019, Bộ Xây dựng mới ban hành quyết định công nhận thị trấn Long Thành là đô thị loại IV, tức hoàn toàn là một huyện nông nghiệp, Long Thành vẫn có khả năng vươn lên thành một thành phố trực thuộc tỉnh gắn với chuỗi đô thị TP.HCM, TP. Biên Hòa và TP. Vũng Tàu.

Chuyên gia này đánh giá bất động sản nông nghiệp gắn với trồng trọt và chăn nuôi bò sữa là lĩnh vực đầu tư thú vị và rất có tiềm năng ở Long Thành nói riêng và Đồng Nai nói chung. Ngoài ra, bất động sản khu đô thị và công nghiệp cũng là các lĩnh vực đầy hứa hẹn ở khu vực này cùng với Bình Dương và TP.HCM.

TS. Ánh khẳng định: “Với xu thế phát triển của Long Thành hiện nay thì việc phát triển bất động sản ngoài các khu vực trung tâm đô thị lớn, truyền thống, tiềm năng phát triển bất động sản cấp huyện như Long Thành là trường hợp hiếm có trong tổng số hơn 700 huyện ở Việt Nam. Đó cũng là lý do tại sao bất động sản Long Thành lại thu hút giới đầu cơ như vậy, bởi xuất phát từ tiềm năng của chính vùng đất này”.

Sứ mệnh của thành phố sân bay đầu tiên tại Việt Nam – mang tên đô thị sân bay Long Thành.

“Sếu đầu đàn” đã trở thành một hình tượng lý tưởng ví von cho sự phát triển của mỗi vùng đất. Vai trò của các “sếu đầu đàn” rất quan trọng. Họ nhìn ra tiềm năng phát triển dài hạn tại các vùng đất và dám mạo hiểm đầu tư, quyết tâm thay đổi diện mạo của các vùng đất này.

Các đô thị mới cũng rất cần những khoản đầu tư lớn của nhà đầu tư có tiềm lực, tầm nhìn dài hạn ở giai đoạn đầu để tạo dựng những hạ tầng cơ bản, bởi chu kỳ thu hồi vốn hơi xa, ít nhất cũng phải 5 năm, khoản đầu tư đó mới có khả năng sinh lợi.

Sự đầu tư bài bản đó, sẽ làm nhiệm vụ kéo các nhà đầu tư vừa và nhỏ đi theo vào công cuộc kiến tạo và phát triển đô thị ở những địa phương mới. Các dự án trung tâm, các hạ tầng cơ bản mà doanh nghiệp lớn đã làm sẽ là động lực để các doanh nghiệp khác tham gia làm tiếp những dự án khác, kết nối vào những không gian chính mà chủ đầu tư lớn đã làm.

Tại Long Thành, mục tiêu xây dựng mô hình “Thành phố sân bay – Airport City” làm trung tâm để hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại, logistics, hội nghị, văn phòng, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí… cũng cần có những “sếu đầu đàn” là các doanh nghiệp có năng lực và tầm nhìn dài hạn.

Nói như chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành, sự thành công của dự án Sân bay Long Thành sẽ được quyết định bởi 4 yếu tố: Thứ nhất khả năng kết nối; thứ hai là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, thứ ba là không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp, những cánh chim đầu đàn tiên phong và thứ tư là tiềm năng lợi thế của địa phương.

TS. Thành cũng chia sẻ: “Trong tôi cũng có ít nhiều băn khoăn khi chứng kiến và trải nghiệm 35 năm đổi mới của Việt Nam. Chúng ta có mức phát triển khá trên thế giới nhưng chúng ta thiếu quyết liệt về ý tưởng, đưa ra quyết định và triển khai thực thi.

Nhưng tôi là người Việt, vì thế sau tất cả, tôi mong dự án sân bay Long Thành sẽ được thực hiện theo đúng mong muốn và hy vọng của chúng ta để nó có thể thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Năm 2021 hứa hẹn sẽ là vận hội mới cho thị trường bất động sản Long Thành nói riêng và các khu vực trọng điểm phía Nam nói chung”.

Với sự thành công của sân bay Long Thành sẽ mở ra nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản khu vực Long Thành (Đồng Nai) nói riêng, khu vực phía Nam nói chung. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khẳng định: “Khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động sẽ trở thành trung tâm của “thành phố sân bay” và là tâm điểm kết nối giao thương của cả khu vực. Trong tương lại không xa, nhu cầu sở hữu bất động sản để phát triển thương mại – dịch vụ và các loại hình kinh doanh ở đây sẽ tăng vọt.