Vai trò của cổng đông sân bay quốc tế Long Thành.

Nhờ vào vị trí đắc địa là nằm ở khu vực phía đông sân bay quốc tế Long Thành, sở hữu nhiều tuyến huyết mạch chính như cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Dầu Giây – Phan Thiết, Dầu Giây – Liên Khương, Vành Đai 4…..khu vực cổng phía đông sân bay quốc tế Long Thành có vai trò quan trọng trong việc đô thị, thương mại, dịch vụ và logistic chính của Đồng Nai.

Phát triển khu đô thị tại cửa ngõ phía đông sân bay quốc tế Long Thành, trở thành trung tâm tài chính – dịch vụ hàng không, địa điểm giao lưu thương mại, ngoại giao, văn hoá giữa Việt Nam và thế giới.

Phát triển tuyến công nghiệp – logistics kết nối sân bay với hệ thống cảng biển Cái Mép-Thị Vải. Hình thành các khu, cụm công nghiệp theo hướng công nghệ cao, phát triển xanh và thân thiện môi trường ở phía đông nam sân bay, liên kết với hệ thống công nghiệp – dịch vụ hậu cần cảng biển Cái Mép-Thị Vải.

Kết nối vùng quan trọng thông qua con đường tơ lụa vành đai 4 kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hồ Chí Minh).

Chuẩn bị thi công đường tỉnh lộ ĐT 769 – con đường kết nối khu vực Tây Nam Bộ về phía sân bay Long Thành.

Nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Tăng cường khả năng lưu thông giữa các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, UBND tỉnh triển khai các phần việc nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769, đoạn qua địa bàn huyện ​Long Thành.

Dự án Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769 có tổng chiều dài gần 30km, đi qua địa bàn 2 huyện Thống Nhất và Long Thành có tổng mức đầu tư hơn 6,2 ngàn tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 2,2 ngàn tỷ đồng

Để đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769, tỉnh và huyện tập trung giải ngân vốn đầu tư công của dự án, ưu tiên đầu tư, xây dựng các khu tái định cư phục vụ người dân bị giải tỏa; đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thực hiện nhanh các thủ tục để tăng tốc giải phóng mặt bằng. Mặt khác, chủ động nghiên cứu, cập nhật, hoàn thiện quy hoạch tỉnh; bổ sung kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị bảo đảm sự gắn kết, liên thông, đồng bộ giữa tuyến đường bộ cao tốc và các tuyến đường khác của huyện để tận dụng tối đa lợi thế do tuyến đường tỉnh 769 mang lại cho phát triển kinh tế địa phương.

Dự án vành đai 4 TP.HCM dài 207km có tổng vốn 136.000 tỉ đồng dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp chuyên đề cuối năm 2024.

Theo đó, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường vành đai 4 TP.HCM (dự án tổng thể đi qua 5 địa phương). Toàn tuyến sẽ được nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung.

Đồng thời, giao UBND TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền chủ trì, phối hợp UBND các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và các đơn vị liên quan tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo quy định. Hồ sơ dự án sẽ báo cáo, trình cấp thẩm quyền thẩm định và trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong kỳ họp cuối năm 2024.

Bộ Giao thông vận tải sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với dự án; kịp thời phối hợp, hướng dẫn các địa phương liên quan trong quá trình thực hiện, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và theo đúng quy định.

Xem thêm:

Mức giá bình quân đất nền Đồng Nai đạt 20 – 30 tr/m2 – nhà đầu tư âm thầm xuống tiền