I. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ ĐỒNG NAI
1. Kinh tế luôn nằm trong top đầu của cả nước
Năm 2020 – 2023, Đồng Nai luôn xếp thứ ba về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ sáu về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP đạt gần 400.000 tỉ Đồng (tương ứng 17.2 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 124 triệu đồng (tương ứng với 5.300 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến đạt xấp xỉ 9,05%.
2. Dân sô đông lực lượng lao động trẻ dồi dào
Năm 2022 Đồng Nai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ năm về số dân với 3,24 triệu người dân. Mỗi năm thu hút khoảng 1,3 triệu công nhân, trong đó hơn 60% thuộc diện người nhập cư. Tỉnh nhiều khu công nghiệp thứ 1 cả nước : Đồng nai hiện có có 38 KCN đã được thành lập với tổng diện tích đất 12.000 ha đã thu hút được trên 1.800 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư gần 31 tỷ USD đến từ 45 quốc gia, vùng lãnh thổ và lấp đầy trên 85% diện tích đất cho thuê thu hút khoảng 1,3 triệu lao động
3. Tỉnh nhiều khu công nghiệp thứ 1 cả nước
Đồng nai hiện có có 38 KCN đã được thành lập với tổng diện tích đất 12.000ha đã thu hút được trên 1.800 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư gần 31 tỷ USD đến từ 45 quốc gia, vùng lãnh thổ và lấp đầy trên 85% diện tích đất cho thuê thu hút khoảng 1,3 triệu lao động.
Bên cạnh thế mạnh phát triển khu công nghiệp Đồng Nai hiện có 27 cụm công nghiệp tổng diện tích 1.449,31 ha . Theo quy hoạch, Đồng Nai phát triển 40 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích 2.137,39 ha.
4. Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng
Vị trí địa lý đắc địa Đồng Nai được thừa hưởng hạ tầng giao thông thuận tiện kết nối liên vùng đa dạng bao gồm giao thông đường thủy – đường sắt – đường bộ – đường hàng không
a, Đường bộ:
– 5 tuyến quốc lộ đi qua gồm: 1A, 1K, 20, 51 và 56.
– 5 tuyến cao tốc gồm:
+ Cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây
+ Cao tốc Bến Lức – Long Thành
+ Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
+ Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
+ Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
– 2 đường vành đai: vành đai 3 và vành đai 4 tạo động lực phát triển kết nối giao thương các tỉnh trọng điểm phía nam: Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.
Khi cầu Cát Lái – cầu Nhơn Trạch – cầu Phước Khánh dự kiến hoàn thành trong năm 2025 cung góp phần quan trọng kết nối với Tp HCM – TP Thủ Đức và các tỉnh Miền Tây góp phần tạo cú hích cực mạnh cho Nhơn Trạch – Long Thành nói riêng và toàn tỉnh Đồng Nai phát triển.
b, Đường thủy: Đồng Nai cũng rất thuận tiện về giao thông đường thủy gần các khu công nghiệp lớn hiện đồng nai có 14 cảng biển trên các tuyến sông Đồng Nai, Nhà Bè – Lòng Tàu và Thị Vải.
c, Đường sắt: Đường sắt Bắc – Nam và các tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành
– Đường sắt Bắc Nam là tuyến đường sắt bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đường sắt Bắc Nam chạy gần song song với Quốc lộ 1.
– Tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành dài 37,35 km, với 20 ga, trong đó đoạn qua TP.HCM 11,8 km, qua Đồng Nai 25,55 km. Điểm đầu là ga Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM), điểm cuối là ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai).
Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 40.500 tỷ đồng. Tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ vận tải hành khách giữa trung tâm TP.HCM với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tốc độ tối đa 80 km/giờ, vận tốc khai thác 60 km/giờ
d, Đường hàng không: Sân bay quốc tế Long Thành và Sân bay Biên Hòa
Sân bay quốc tế Long Thành hoạt động sẽ mở ra không gian phát triển mới cho vùng, tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy cơ cấu kinh tế mới, chuyên về sản xuất dịch vụ, tạo ra năng lực cạnh trạnh mới, tạo ra năng lực cho cả vùng Đông Nam bộ và các khu vực khác.
Sân bay Long Thành được kết nối với 5 tuyến đường bộ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Phan Thiết và Dầu Giây – Liên Khương và 2 tuyến đường sắt Bắc – Nam, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành cùng các tuyến khác sẽ thúc đẩy kinh tế vùng phát triển mạnh mẽ
5. Vốn đầu tư công lớn nhất cả nước giai đoạn 2021 – 2025
Đồng Nai trong giai đoạn này như đại công trưởng với vốn đầu tư công khủng được đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tổng mức đầu tư hạ tầng giai đoạn này tương ứng 25 tỷ USD.
Những dự án hạ tầng lớn đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh đều được dự kiến hoàn thành trong giai đoạn từ năm 2021-2025. Chính vì vậy, 5 năm tới được xem là “giai đoạn vàng” để Đồng Nai bứt phá phát triển.
II. TIỀM NĂNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
1. Vị trí địa lý hội tụ Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km²
+ Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận ( hiện đang thu hút vốn FDI xây dựng khu Công nghiệp và Năng Lượng)
+ Phía tây giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh ( Hai trung tâm Tài chính và Công nghiệp lớn)
+ Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ( Quy hoạch trở thành tỉnh Công nghiệp với nhiều yếu tố thuận lợi)
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
+ Phía Tây Bắc giáp Bình Phước ( Tương lai gần sẽ là trung tâm Công Nghiệp Nhe Lớn nhất nước với diện tích đất lớn và đang được đầu tư vốn nhiều nhất nước năm 2021)
Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong nhóm bát giáp kim cương phát triển TP HCM – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai –Tây Ninh – Long An – Bình Phước – Tp Thủ Đức.
2. Giá bất động sản Đồng Nai đang trên đà tăng
Giá đất nền tại một dự án ở vùng ven TP HCM vượt 74 triệu đồng/m2, theo báo cáo thị trường bất động sản TP HCM và vùng phụ cận của DKRA.
Đây là dự án tại Đồng Nai của một chủ đầu tư lớn, với mức giá lên tới 74,1 triệu đồng/m2. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Biên độ tăng giá của đất nền Đồng Nai được ghi nhận rất cao khi tiến độ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành đang vượt kế hoạch. Đó chính là cơ hội cho các nhà đầu tư đón sóng đô thị sân bay sau này.
HÃY LIÊN HỆ MAXREAL.VN ĐỂ XEM THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
Địa chỉ: Số 69, Bạch Đằng, P2, Tân Bình, HCM
Điện thoại: 0987 050 318