ĐỒNG NAI GIÀU
1. Đồng Nai luôn có chỉ số tăng trưởng kinh tế cao trong vùng Đông Nam Bộ và Việt Nam.
Cụ thể, về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 khoảng 10%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 14.650 USD.
Cơ cấu kinh tế (GRDP) đến năm 2030: công nghiệp – xây dựng chiếm 61,72% (riêng công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 50%); khu vực dịch vụ chiếm 29,98%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 8,3%.
2. Đồng Nai có thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 3 cả nước năm 2023.
Báo cáo Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Vị trí tiếp theo thuộc về Hà Nội với mức thu nhập 6,86 triệu đồng/người/tháng. Đồng Nai ở vị trí thứ 3 với mức thu nhập bình quân 6,57 triệu đồng/người/tháng.
3. Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam.
Theo bộ kế hoạch đầu tư: 5 tỉnh, thành có nhiều KCN đang hoạt động nhất hiện nay gồm có: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An và Bắc Ninh
Đồng Nai là tỉnh có số KCN đang hoạt động nhiều nhất cả nước, với 32 KCN; tỷ lệ lấp đầy khoảng 84%.
4. Đồng Nai có nhiều tài nguyên nhất khu vực Đông Nam Bộ
4.1 Đồng Nai dẫn đầu vùng Đông Nam bộ về đa dạng sinh học
Đồng Nai là một trong những tỉnh có đa dạng sinh học (ĐDSH) phong phú nhất khu vực Đông Nam bộ. Trên địa bàn tỉnh có các hệ sinh thái đặc trưng của rừng, vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, sông hồ; động, thực vật đa dạng với nhiều nguồn gen quý hiếm.
Trên địa bàn tỉnh có 9 khu vực có ĐDSH cao, trong đó, Vườn quốc gia Cát Tiên đứng đầu. Tại đây có nguồn gen phong phú về số lượng, thành phần các loài, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Thống kê năm 2021, Vườn quốc gia Cát Tiên có hơn 1,6 ngàn loài thực vật, trong đó 28 loài thuộc danh mục quý hiếm và hơn 1,7 ngàn loài động vật với 65 loài quý hiếm.
Đứng thứ hai là Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai có 1,5 ngàn loài thực vật và hơn 1,8 ngàn loài động vật. Ngoài ra, hồ Trị An và các sông hồ khác cũng có hàng trăm loài thủy sinh.
4.2 Đồng Nai có thủy điện Trị An công suất lớn thứ 2 trên cả nước.
Với công suất 400 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm khoảng 1,7 tỷ KWh, có những thời điểm lên đến 2,3 tỷ kWh, thủy điện Trị An là công trình có công suất lớn thứ 2 trên cả nước (sau thủy điện Hòa Bình) và là thủy điện lớn nhất phía Nam, góp phần đảm bảo ổn định hệ thống điện quốc gia
ĐỒNG NAI TIỀM NĂNG
1. Đồng Nai có tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất Việt Nam trong giai đoạn 2025-2050 lên tới 50 tỷ USD.
Khác với thành phố Bình Dương hay Thị xã Phú Mỹ, cơ sở hạ tầng đã phát triển nên vốn đầu tư cơ sở hạ tầng không còn nhiều còn Đồng Nai lại là địa phương đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt giai đoạn 2025 – 2050 với tổng vốn đầu tư vào hạ tầng lên tới 50 tỷ USD. Đó là tiềm năng cực lớn để Đồng Nai cất cánh.
2. Đồng Nai có giao thông huyết mạch đã và đang hình thành lớn: Đường thủy, Đường bộ, Đường sắt, Đường hàng không
Tiềm năng lớn nhất của một tỉnh đó là vị trí vì vị trí là cái không thể dịch chuyển. và giao thông là mạng lưới hiện thực hóa vị trí tiềm năng. Đồng Nai có vị trí cửa ngõ giao thương kinh tế không chỉ Việt Nam mà còn là thế giới nên có đủ các tuyến giao thông quan trọng đi qua.
Đặc biệt trong giai đoạn 2025-2050, Đồng Nai đang hình thành lên các tuyến giao thông cực lớn như:
- Đường hàng không: Sân bay quốc tế Long Thành: 16 tỷ USD
- Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 67 tỷ USD
- Metro số 1 kéo dài
- Các tuyến cao tốc: Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Liên Khương, Biên Hòa – Vũng Tàu…
- Vành đai 3, vành đai 4.
3. Đồng Nai có sân bay quốc tế Long Thành – sân bay lớn nhất Việt Nam, thứ 2 Châu Á và thứ 6 thế giới.
Sân bay quốc tế Long Thành được khởi công ngày 05/01/2021 và hiện nay đang vượt tiến độ 3 tháng, dự kiến 09/2025 sẽ đi vào khai thác giai đoạn 1.
Đây là sân bay quốc tế chuẩn 4F – cấp cao nhất ngành hàng không và có quy mô đầu tư khủng lên tới 16 tỷ USD với diện tích 5.000 ha có công suất 100 triệu hành khách và 25 triệu hàng hóa/năm.
Sân bay quốc tế Long Thành khi hoàn thành đóng góp 2-5% GDP (bằng GDP của tỉnh Bình Dương năm 2021).
4. Đồng Nai có lực lượng lao động trẻ trung và chất lượng
Đồng Nai có dân số đứng thứ 2 Đông Nam Bộ và đăc biệt tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 70% dân số. Đây là nguồn lực rất lớn để Đồng Nai phát triển.
Ngoài ra, lượng lao động nhập cư Đồng Nai luôn tăng nhanh cùng với tốc độ đô thị hóa. Lực lượng lao động có trình độ cao ở các KCN cao mới thành lập đã làm cho Đồng Nai có chất lượng lao động tốt.
5. Đồng Nai có diên tích lớn và dư địa đất cho đô thị hóa còn cao.
Đồng Nai có diện tích đứng thứ 2 Đông Nam Bộ (sau Bình Phước). Đó là tiềm năng lớn cho Đồng Nai phát triển vì Hồ Chí Minh đã có mật độ dân số quá cao, hơn nữa, lợi thế Đồng Nai là gần Hồ Chí Minh nên quá trình đô thị hóa nhanh đã làm cho Đồng Nai phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới.
Dự địa đất lớn là lợi thế để Đồng Nai có thể phát triển các đại đô thị xứng đáng là thành phố của những giấc mơ.
Xem thêm:
Maxreal và hành trình trở thành công ty bất động sản uy tín nhất Đồng Nai