Nhờ vị trí liền kề trung tâm TP.Biên Hòa – cửa ngõ đi vào TP.HCM, đồng thời là tọa độ vàng trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Trảng Bom đang chuyển mình trở thành nơi thu hút đầu tư hàng đầu của tỉnh Đồng Nai, đặc biệt trong lĩnh vực BĐS.
Nằm trên trục kinh tế động lực Bắc – Nam dọc theo quốc lộ 1, đồng thời cũng “án ngữ” ngay cửa ngõ đi vào thành phố Biên Hòa, TPHCM và sân bay Long Thành.   Trảng Bom thừa hưởng toàn bộ lợi thế phát triển hạ tầng của Đồng Nai với hệ thống giao thông kết nối vùng hiện đại gồm cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến tránh thành phố Biên Hòa, quốc lộ 20, quốc lộ 51, đại lộ Bắc Sơn – Long Thành, đường nối Trảng Bom – sân bay Long Thành… Nhờ đó, Trảng Bom trở thành một đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quy tụ các hoạt dộng giao thương, sản xuất kinh doanh nhộn nhịp. Thị trường bất động sản cũng từ đó được kích thích phát triển.
Hiện nay, Trảng Bom có 4 khu công nghiệp tập trung quy mô lớn gồm Hố Nai (523ha), Sông Mây (473ha), Bàu Xéo (500ha) và Giang Điền (600ha). Đến nay, trên địa bàn đang có khoảng 200 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký lên đến 2,8 tỉ USD.
 
Chính vì vậy, Trảng Bom đang thu hút số lượng lớn chuyên gia nước ngoài, công nhân, dân nhập cư về làm việc và sinh sống. Thống kê cho thấy, Trảng Bom đang là địa phương có dân số đông thứ hai của Đồng Nai với khoảng 900.000 người và mỗi năm thu hút khoảng 100.000 lao động nhập cư. Điều này kéo theo nhu cầu nhà ở rất lớn.
 
Theo quy hoạch, Trảng Bom vừa là đô thị vệ tinh nằm trong chiến lược phát triển “thành phố sân bay” của tỉnh Đồng Nai, vừa nắm giữ đầu mối giao thương, phát triển dịch vụ logistics của vùng TPHCM. Định hướng phát triển giai đoạn 2020 – 2025, Trảng Bom sẽ tiếp tục đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị sớm hoàn thành mục tiêu trở thành đô thị loại 3 và là một trung tâm công nghiệp lớn nhất của Đồng Nai. Với những lợi thế này, thị trường bất động sản Trảng Bom sẽ có những bước nhảy vọt trong thời gian tới.
Xuất phát là huyện thuần nông, sau giải phóng miền Nam, vùng đất Trảng Bom hầu hết bị hoang hóa khiến đầu tư nông nghiệp gặp khó khăn, hàng nghìn lao động thất nghiệp, không đủ sức làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
 
Trong những năm gần đây, Trảng Bom đã từng bước vươn mình nhờ nguồn vốn FDI dồi dào, tập trung phát triển kinh tế theo hướng xây dựng khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy công nghiệp làm hàng đầu. Huyện được quy hoạch đô thị công nghiệp một cách bài bản.
 
Chiếm 24% diện tích công nghiệp toàn tỉnh Đồng Nai, Trảng Bom đang nổi lên như một điểm sáng công nghiệp hóa. Công nghiệp được xem là ngành đột phá, góp phần quan trọng làm thay đổi tích cực diện mạo của huyện. Nhiều khu phố sầm uất, siêu thị, nhà hàng, trung tâm thương mại theo đó được đầu tư.
Hiện nay, địa bàn huyện Trảng Bom đang có 4 khu công nghiệp quy mô lớn là Giang Điền (600 ha), Hố Nai (523 ha), Bàu Xéo (500 ha) và Sông Mây (473 ha).
 
Các khu công nghiệp này thu hút hơn 146 dự án và tạo việc làm cho hơn 98.000 người lao động trong và ngoài tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, Trảng Bom còn nhiều cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp khác. Ước tính mỗi năm có hơn 300.000 lao động nhập cư đến Trảng Bom an cư, lạc nghiệp.
Mới đây, Đồng Nai đã phê duyệt 53% đất Trảng Bom để phát triển thành đất đô thị. Đây là tín hiệu tốt để Đồng Nai lên thị xã năm 2025 và tiến tới đạt chuẩn lên thành phố năm 2030.

Theo báo cáo về triển vọng thị trường bất động sản năm 2023, giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch phát triển khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng, các trung tâm kinh tế công nghiệp sôi động vẫn đang trong xu hướng tăng giá. Báo cáo nghiện cứu của DKRA Việt Nam trong quý IV-2023 cũng cho thấy đất nền vẫn tiếp tục là kênh đầu tư được chọn lựa hàng đầu và Đồng Nai đã tiệm cận Hồ Chí Minh có giá đất cao thứ 2 khu vực Đông Nam Bộ.