1. Vị trí “Bản lề chiến lược” giữa 4 vùng kinh tế trọng điểm và mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đa trục. Theo đó, Đồng Nai nối liền Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên, toàn bộ đồng bằng Sông Cửu Long và là cửa ngõ trọng yếu phía đông của TP.HCM – đầu tàu kinh tế lớn nhất Việt Nam.
 
Đồng Nai nằm giao thoa giữa 2 hành lang kinh tế phát triển Bắc – Nam và hành lang kinh tế phát triển Mộc Bài – Hồ Chí Minh-BIên Hòa- Vũng Tàu nên cơ hội phát triển rất lớn.
2. Về hạ tầng giao thông, tỉnh Đồng Nai sở hữu hệ thống hạ tầng cơ sở toàn diện, từ mạng lưới giao thông quốc gia đến hệ thống đường kết nối liên tỉnh, liên huyện. Đồng Nai là số ít các địa phương hội tụ đủ yếu tố “4 đường” (đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không).
 
Các công trình hạ tầng hiện hữu, những “mạch máu” kinh tế chính của địa phương, gồm có quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc Nam, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; vị trí địa lý gần Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, cụm cảng Sài Gòn – Cát Lái Về đường sắt, tỉnh Đồng Nai hiện chiếm hơn 5% tổng chiều dài đường sắt Việt Nam, với 8 nhà ga đường sắt để vận tải hàng hóa và con người. Đặc biệt, theo dự kiến, dự án sân bay quốc tế Long Thành với năng suất phục vụ 100 triệu khách/năm, luân chuyển hàng hóa hơn 5 triệu tấn/năm. Điều này sẽ khiến Đồng Nai trở thành trung tâm logistics, công nghiệp và dịch vụ hàng đầu Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
 
3. Theo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, thổ nhưỡng Đồng Nai cũng được đánh giá thuộc diện tốt nhất khu vực Nam Bộ, với nền đất cứng, độ thẩm thấu thấp, có độ dốc nhỏ (từ 8 độ đến 15 độ). Bên cạnh đó, khí hậu Đồng Nai hiếm khi xảy ra bão, lũ, nền đất cao, cứng. Khu vực này lại là trung tâm giao thông vùng nên giảm được nhiều chi phí vận chuyển hàng hóa ra cảng, các tỉnh, thành khác.

4. Về quỹ đất, Đồng Nai hiện có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ khi sở hữu quỹ đất lớn, sạch về pháp lý.

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, 35 KCN đang nằm trong quy hoạch với tổng diện tích hơn 12.000 ha. Trong đó, 32 khu đã đầu tư hoàn thiện toàn bộ và đi vào vận hành, tỉ lệ lấp đầy bình quân là 80%.

Các vùng công nghiệp chính được chia làm 4 vùng: vùng công nghiệp trung tâm gồm TP Biên Hòa – Vĩnh Cửu – Trảng Bom – Long Thành; vùng công nghiệp tập trung Nhơn Trạch – Gò Dầu; vùng công nghiệp phía Đông tại thị xã Long Khanh; vùng công nghiệp phía Bắc tại Tân Phú – Định Quán.

Đồng Nai là nơi có công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước. Đầu tư tại đây sẽ rất thuận lợi trong việc liên kết cung cấp sản phẩm đầu vào cho nhau và xuất khẩu.

 

5. Thu hut vốn FDI: Từ nhiều năm qua, Đồng Nai luôn nằm trong số các địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất cả nước. Lợi thế này có yếu tố lịch sử khi Đồng Nai là địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp từ 20 năm về trước với những khu công nghiệp trọng điểm như Amata, KCN Biên Hòa, KCN Nhơn Trạch. Đến nay, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 43 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Đồng Nai, với tổng vốn đăng ký gần 30,8 tỷ USD. Nguồn vốn lớn tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc và Thái Lan. Nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới đều đến Đồng Nai đặt nhà máy sản xuất như Hyosung, Bosch, Amata, Fujitsu, Chang Shin, CP, Kenda, Maggitt…

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 80%. Dự đoán đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ đạt 100%.

Công ty TNHH Công nghệ Jiawei nhận giấy chứng nhận đầu tư

6. Trục kinh tế dịch chuyển Nam Bộ phù hợp với sự phát triển kinh tế: Đồng Nai có lợi thế nằm ở giữa 2 cảng lớn nhất Việt Nam hiện nay là cảng hàng không quốc tế Long Thành (top 6 trên thế giới) và càng cái mep – thị vải (top 19 trên thế giới). Đây được xem như là 2 cảng cho sự chuyển dịch kinh tế mạnh và rộng hơn so với 2 cảng hiện tại: Sân bay Tân Sơn Nhất và Cát Lái.

7. Dân số trẻ và phát triển nhanh dân số cơ học: Dân số Đồng Nai là 3.255.810 người tính đến năm 2022 theo ước tính trung bình của tổng cục thống kê Việt Nam, đứng thứ 5 cả nước. Đặc biệt, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động rất cao, chiếm khoảng 60%. Với độ ngũ lao động trẻ trung, chất lượng, Đồng Nai đang rất có ưu thế về lực lượng lao động đủ đáp ứng sự phát triển của tỉnh, đặc biệt là sức hút lao động trình độ cao ở sân bay quốc tế Long Thành dự kiến đi vào hoạt động giai đoạn 1 vào năm 2026.

Tính đến 01/4/2019
Độ tuổi Tổng Nam Nữ
Đồng Nai 3 097 107 1 553 342 1 543 765
0-4 245 889 129 095 116 794
05-09 257 732 135 274 122 458
10-14 227 547 118 887 108 660
15-19 215 414 111 063 104 351
20-24 239 921 121 543 118 378
25-29 310 370 155 884 154 486
30-34 310 609 156 417 154 192
35-39 268 728 135 045 133 683
40-44 220 812 111 539 109 273
45-49 201 089 102 239 98 850
50-54 173 975 86 404 87 571
55-59 146 862 70 626 76 236
60-64 109 221 50 736 58 485
65-69 64 507 28 743 35 764
70-74 37 071 15 400 21 671
75-79 26 945 10 229 16 716
80-84 20 665 7 157 13 508
85 + 19 750 7 061 12 689
Nguồn số liệu: TỔNG CỤC THỐNG KÊ