Vị trí của vùng phía tây Đồng Nai

Vùng phía Tây (từ đường Vành đai 4 đến sông Đồng Nai, gồm thành phố Biên Hòa, các đô thị Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom và 08 xã: Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân An, Vĩnh Tân, Trị An và thị trấn Vĩnh An của huyện Vĩnh Cửu) là vùng động lực đô thị – dịch vụ – công nghiệp; hạt nhân phát triển chính là chuỗi đô thị ven sông Đồng Nai: Biên Hòa – Long Thành – Nhơn Trạch. 

Định hướng phát triển: lấy công nghiệp hàng không, công nghệ cao, công nghiệp chuyên sâu và dịch vụ chất lượng cao, đổi mới sáng tạo, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu làm phương hướng chủ đạo. Từng bước liên kết các đô thị lớn qua không gian ngầm gắn với phát triển các loại hình chức năng thương mại – dịch vụ, đô thị. Phát triển các dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ phục vụ Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hướng đến phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, các loại hình du lịch gắn liền với các đô thị văn minh hiện đại, cảng hàng không quốc tế và sông Đồng Nai.

Lợi thế của vùng phía tây Đồng Nai

Nằm ở giao 2 hành lang kinh tế quan trọng:

  • Hành lang kinh tế Bắc – Nam: hành lang kinh tế công nghiệp đô thị dịch vụ, lan tỏa, liên kết phát triển từ vùng động lực phía nam đến các vùng duyên hải Nam Trung Bộ và ĐBSCL
  • Hành lang kinh tế Mộc Bài – Tp. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu: gắn với hành lang xuyên á, có vai trò quan trọng phát triển kinh tế Đông Nam Bộ và của ngõ ra biển của khu vực Đông và Tây Nam Bộ

Vùng phía tây có 2 cảng lớn nhất Việt Nam:

  • Cảng hàng không quốc tế Long Thành có quy mô 16 tỷ USD với 100 triệu hành khách và 25 triệu hàng hóa/năm. Đây là cảng hàng không lớn nhất Đông Nam Á, thứ 2 Châu Á và thứ 6 trên thế giới.
  • Cảng biển cái mép – Thị Vải là cảng đứng thứ 19 trên thế giới về cảng nước sâu và có thể 

Vùng phía tây có các tuyến giao thông quan trọng:

  • Đường thủy: Sông Đồng Nai.
  • Đường bộ: Quốc lộ 51, quốc lộ 1A, vành đai 3, vành đai 4, 5 tuyến cao tốc: Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Dầu Giây – Phan Thiết, Dầu Giây – Liên Khương, Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức – Long Thành.
  • Đường sắt: Đường sắt Bắc – Nam, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm..
  • Đường hàng không: Sân bay quốc tế Long Thành và sân bay Biên Hòa

Vùng phía tây có nhiều khu công nghiệp lớn và tập trung:

Đồng Nai hiện có 33 khu công nghiệp đang hoạt động và quy hoạch đến năm 2030 có tới 53 khu công nghiệp với tổng diện tích lên đến 19.035,4ha và 95% trong số đó nằm ở vùng phía tây Đồng Nai.

Vùng phía tây có mật độ dân số đông và thu nhập cao.

Đồng Nai có dân số 4,2 triệu người nhưng vùng phía tây đã có 2,9 triệu người chiếm 70% dân số mặc dù diện tích chỉ chiếm có khoảng 30%. Điều này chứng tỏ dân số đang tập trung cao ở vùng phía tây vì có nhiều lợi thế như đô thị hóa nhanh, khu công nghiệp nhiều..

Tuy diện tích chỉ chiếm 30% nhưng dân số vùng phía tây chiếm tới 70% toàn tỉnh và đóng góp 75% vào GDP tỉnh Đồng Nai.

Tên đơn vị hành chính Diện tích (km²) Dân số (người)
Thành phố Biên Hòa 263,62 1.272.235
Huyện Long Thành 430,62 534.370
Huyện Nhơn Trạch 376,78 401.990
Huyện Trảng Bom 327,24 558.150
Huyện Vĩnh Cửu (8 xã..) 363,05 169.092
Tổng                 1.761           2.935.837  
Đồng Nai                  5.870             4.222.195  
% 30% 70%

 

Vùng phía tây có lợi thế về quy hoạch tỉnh và thu hút đầu tư.

Trong kêu gọi thu hút đầu tư vào Đồng Nai tháng 09/2024 có 36 danh mục thì vùng phía tây đã chiếm 25 danh mục khoảng 70%. Điều đó chứng tỏ, vùng phía tây đang là tâm điểm đầu tư của tỉnh Đồng Nai và đó là cực tăng trưởng để Đồng Nai làm điểm tựa phát triển kinh tế toàn tỉnh.

xem thêm:.

“Tứ giác đô thị động lực” quanh sân bay Long Thành