Quy mô sân bay quốc tế Long Thành
So sánh quy mô sân bay quốc tế Long Thành và sân bay các nước trên thế giới.
Để thấy được mức độ “khủng” của cảng hàng không quốc tế Long Thành, cần phải đặt sân bay này cạnh các cảng hàng không nổi tiếng trên thế giới: Dự án sân ba Istanbul với vốn đầu tư lên đến 12 tỷ USD – là dự án sân bay sở hữu cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới, khả năng đón tiếp lên đến 150 triệu hành khách mỗi năm. Sân bay quốc tế Daxing (Bắc Kinh – Trung Quốc) được xây dựng với tham vọng trở thành cảng hàng không sôi động nhất thế giới, tổng vốn đầu tư xấp xỉ 11 tỷ USD, dự kiến sẽ khai thác 100 triệu hành khách vào năm 2040.
Cùng một số sân bay lớn khác như Sân bay Quốc tế AI Maktoum – Dubai, Sân bay Changi – Singapore, Sân bay Incheon – Hàn Quốc,… cũng có quy mô tương tự, đóng vai trò là trung tâm kết nối quan trọng cho khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, Sân bay Long Thành cũng lọt Top 16 cảng hàng không được mong đợi nhất thế giới
1. Sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
2. Sân bay Quốc tế Al Maktoum, Dubai
3. Sân bay Changi Singapore
4. Sân bay LaGuardia, TP New York, Mỹ
5. Sân bay quốc tế Daxing tại Bắc Kinh, Trung Quốc
6. Sân bay Tây Sydney, Australia
7. Sân bay quốc tế mới tại Mexico City, Mexico
8. Sân bay Berlin Brandenburg Willy Brandt
9. Sân bay Carlisle Lake District, Anh
10. Sân bay quốc tế Newark Liberty, New Jersey, Mỹ
11. Sân bay quốc tế Pittsburgh, Mỹ
12. Sân bay Manchester, Anh
13. Sân bay Quốc tế Long Thành, Việt Nam
14. Sân bay Central Polish Warsaw, Ba Lan
15. Sân bay quốc tế Louis Armstrong, New Orleans, Mỹ
16. Sân bay Murcia-Corvera, Tây Ban Nha
Sân bay quốc tế Long Thành sau khi hoàn thành sẽ có 4 đường băng, 4 nhà ga hành khách với công suất khai thác lên đến 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm. Với quy mô này, có thể thấy rằng, sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động sẽ đứng chung xếp hạng với những sân bay hàng đầu thế giới, là cửa ngõ giao thương kết hợp với các khu đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, tạo động lực để phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.